Dân Cuba lưu vong ở Miami, Florida, từ già đến trẻ, túa nhau ra đường
ăn mừng trước tin Fidel Castro qua đời. (Hình: Getty Images/Gustavo
Baballero)
MIAMI, Florida (NV)
– Tin Fidel Castro qua đời nhanh chóng loan truyền đến Little Havana ở
Miami, trung tâm của người Cuba lưu vong tại Hoa Kỳ, nơi họ túa ra đường
reo hò vui mừng.
Theo
CNN, một số khui sâm banh, số khác gõ son chảo và vẫy cờ Cuba, để vui
mừng về cái chết của người khiến họ phải sống lưu vong trong nhiều thập
niên.
Cuban-Americans celebrate Castro's death
Hằng trăm người tập trung bên ngoài nhà hàng Versailles, nơi tiêu biểu của cộng đồng lưu vong, họ đứng trên lề đường, ca hát, hô khẩu hiệu, nhảy múa và dùng điện thoại di động ghi nhận hình ảnh của giây phút lịch sử.
Cuban-Americans celebrate Castro's death
Hằng trăm người tập trung bên ngoài nhà hàng Versailles, nơi tiêu biểu của cộng đồng lưu vong, họ đứng trên lề đường, ca hát, hô khẩu hiệu, nhảy múa và dùng điện thoại di động ghi nhận hình ảnh của giây phút lịch sử.
Có nhiều người hô to “tự do” bằng tiếng Tây Ban Nha, bày tỏ niềm hy vọng cho đồng bào họ ở Cuba.
Cho
đến 4 giờ sáng, không khí vẫn còn náo nhiệt, tức hơn năm giờ sau khi
tin về cái chết của Castro được thông báo lần đầu tiên trên đài truyền
hình nhà nước Cuba.
Tài xế lái xe ngang qua Calle Ocho, nơi trung tâm của Little Havana, bấm còi hoặc chớp đèn pha, để bày tỏ sự ủng hộ.
Đến sáng Thứ Bảy, một đợt ăn mừng khác cũng diễn ra tại Little Havana, với tiếng hò reo và cờ xí tung bay.
Một
người sinh trưởng ở Cuba nói: “Cuộc ăn mừng này không phải xuất phát từ
cái chết của ông Castro mà từ niềm hy vọng cho sự tự do mà chúng tôi
vẫn hằng mong đợi từ suốt nhiều năm qua.”
Người này tiếp, nhiều gia đình phải chịu cảnh chia lìa trong bao thập niên vì không thể trở lại quê hương.
Ông
Carlos A Gimenez, thị trưởng của Miami-Dade County, nói rằng, cái chết
của ông Castro “đóng lại một trang sử hết sức đau thương” đối với người
dân Cuba và người Mỹ gốc Cuba, “do hậu quả của sự cai trị độc tài hà
khắc và tàn bạo của ông ta.”
Ông
hy vọng một “đất nước Cuba tự do và dân chủ” sẽ thành hình nhưng nhắc
nhở rằng Chủ Tịch Raul Castro, em trai của ông Castro, vẫn còn cai trị
“một trong những nhà nước áp bức nhất trên thế giới.”
Xuống
đường ăn mừng, gồm những người Mỹ gốc Cuba thuộc mọi lứa tuổi, gồm
những người rời khỏi Cuba hồi năm 1959, ngay sau khi cuộc cách mạng của
Castro lật đổ chế độ nhà độc tài Fulgencio Batista.
Những người khác rời khỏi đảo quốc các thập niên sau.
Hơn 260,000 người Cuba rời khỏi nước bằng cầu không vận của Mỹ trong thời gian từ 1965 đến 1973.
Năm
1980, Castro cho phép thêm 125,000 người khác ra đi bằng thuyền, trong
đó có cả những phạm nhân, không lâu sau đó mang lại cho Florida một làn
sóng tội phạm.
Trong
những lần khác, nhiều người Cuba trốn khỏi đảo quốc trên những con tàu
thô sơ, với hằng ngàn người chết đuối hoặc đói khát dưới cơn nắng gay
gắt của vùng biển Caribbean. (TP)
No comments:
Post a Comment